Trước khi tiến hành vận tải hàng hóa, đơn vị hỗ trợ cần thực hiện nhiều công đoạn như phân loại, sắp xếp, đóng gói, lashing. Các thao tác này được thực hiện nhằm bảo vệ an toàn cho kiện hàng cũng như người tham gia vận chuyển. Trong số những việc cần làm từ đóng hành và chằng buộc hàng hóa giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về phương thức đóng gói hàng hóa, chằng buộc cuộn thép vào Container – xe tải. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Vận tải Container phù hợp với các hình thức hàng hóa nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu phương thức đóng gói hàng hóa, chằng buộc cuộn thép vào Container – xe tải, chúng ta cùng điểm qua những mặt hàng phù hợp và không phù với hình thức vận tải bằng container. Qua đó có cái nhìn khách quan về các công cụ và hình thức đóng gói, cố định hàng hóa hợp lý trên xe.
1.1. Hàng hóa thích hợp với vận chuyển container
Dưới đây là các mặt hàng thường vận tải bằng container:
- Sản phẩm trong nước gồm:
- Hàng khóa khối lượng lớn hàng chục tấn, điển hình là sắt, cuộn thép,…
- Hàng hóa không lớn nhưng có thể xếp đầy thùng container.
- Hàng hóa xuất/nhập khẩu: Hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay đều có thể vận chuyển bằng container đường bộ và đường thủy. Đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như: Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, v.v. Bên cạnh đó, sản phẩm công nghệ cao gồm: Máy móc, các loại thiết bị điện, sản phẩm điện tử,… cũng có thể được vận chuyển hiệu quả bằng container.
1.2 Hàng hóa không thích hợp với vận chuyển container
Mặc dù hình thức này phù hợp với đa dạng số hàng hóa nhưng vẫn còn môt số hình thức sản phẩm, thương phẩm không phù hợp để đóng vào container vận tải quốc tế. Cụ thể, các mặt hàng sau đây không thích hợp để vận chuyển bằng container:
- Sản phẩm có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển trong thời gian ngắn: Có thể kể đến một số mặt hàng trong nhóm này như: Nữ trang, đá quý, vàng bạc v.v. Các loại mặt hàng này nên chọn phương tiện vận tải hàng không. Tuy chi phí sẽ nhỉnh hơn nhưng lại vô cùng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng.
- Lô hàng nặng khoảng chục nghìn tấn hàng hóa: Các mặt hàng tiêu biểu phải kể đến như gạo, vôi, quặng, phân bón, v.v. Các sản phẩm này phù hợp để vận chuyển bằng phương tiện đường thủy hàng rời, tùy thuộc vào kích thước của chúng.
- Hàng hóa cần được vận tải đặc biệt: Dầu khí, dầu thô, ô tô, v.v. Tuy nhiên, nếu số lượng không nhiều thì vẫn có thể được vận chuyển trong các container miễn là đáp ứng các tiêu chí bảo quản chuyên dụng.
2. Hướng dẫn phương thức đóng hàng lên container, xe tải thông dụng nhất
2.1. Thùng carton
Đối với hàng hóa đóng thùng carton, người đóng hàng cần chú ý đến các ký hiệu trên thùng để đảm bảo đúng kỹ thuật đóng hàng vào thùng và đảm bảo an toàn cho hàng hóa và thùng container. Thông thường, đơn vị vận tải sẽ tính toán kỹ lưỡng kích thước của thùng hàng và kích thước của container để đảm bảo rằng nó có thể chứa được nhiều hàng nhất có thể tại một thời điểm.
Ngoài ra, cần tính toán chính xác khả năng chuyên chở của thùng carton. Đặc biệt là khi hàng hóa được đóng gói quá nhiều và quá nặng, lớp thùng dưới đáy sẽ bị lõm hoặc nứt, gây hư hỏng, mất mỹ quan khi giao cho khách hàng.
2.2. Pallet
Pallet là một hình thức tiêu chuẩn hóa được sử dụng để đóng gói hàng hóa thông thường như thùng carton, máy móc,… Mọi hàng hóa được đóng gói theo cách này phải có chằng cố định, có dây đai, màng co và túi ni lông.
Khi xếp hàng hóa vào container phải sắp xếp gọn gàng các pallet. Đóng hàng pallet theo hình thức này rất tiện lợi khi sử dụng xe nâng để chở hoặc sử dụng xe cẩu để đóng pallet vào container hoặc xe tải. Đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa phải hết sức lưu ý những mặt hàng lớn hoặc những mặt hàng có trọng lượng phân bổ không đồng đều khi xếp pallet. Vì điều này sẽ khiến pallet bị hư hỏng, xê dịch hoặc đổ trong quá trình vận chuyển đường dài. Đồng thời, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi có kế hoạch xếp chồng các pallet lại với nhau.
2.3. Flexitank
Ngoài việc sử dụng Tank Container, người vận chuyển cũng có thể sử dụng túi flexitank để vận chuyển các mặt hàng chất lỏng nhưng phải tuân thủ một trong các lưu ý sau khi đóng gói. Cụ thể đó là các nguyên tắc sau:
- Cần kiểm tra kỹ sàn container để đảm bảo có thể đóng đinh vào sàn và gia cố những hình thức hàng hóa khác nhau. Và cũng không loại trừ trường hợp đinh trong quá trình vận chuyển trước đó sẽ bị sót lại nên khả năng hư hỏng, rách bao chất lỏng là rất cao.
- Nên kiểm tra độ lưu động của hàng hóa, vì mỗi loại hàng hóa đang vận chuyển thường có mức chất lỏng khác nhau để đảm bảo không bị nghẹt khi bơm hàng vào túi.
- Cửa container cũng phải được chặn bằng ván hoặc thanh gỗ (có rãnh phía trước cửa container).
- Flexitanks chỉ có thể được sử dụng một lần, do đó người đóng hàng không nên được tái sử dụng.
- Thùng gỗ: Các mặt hàng như gốm sứ, thủy tinh và các đồ dễ vỡ, đồ dùng dễ biến dạng (chi tiết máy, thiết bị cơ khí, ống kim loại…) sẽ được đóng trong các thùng gỗ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Việc sắp xếp các hình thức hàng hóa này rất đơn giản. Tuy nhiên, đội ngũ vận chuyển cũng đừng quên đóng gói cố định hoặc sử dụng chất độn để hạn chế khả năng xê dịch trong quá trình vận chuyển.
2.4. Bao 10kg, 20kg và 50kg
Hàng hóa được đóng gói trong các bao PP khác nhau, tùy thuộc vào người gửi hàng. Các hình thức hàng hóa đóng bao này thường ở dạng bột, dạng hạt… Nếu là hạt cứng hoặc trơ (hạt nhựa, vỏ sò, đá cuội…) thì cần được đóng gói đủ trọng lượng/thể tích yêu cầu.
Đối với thực phẩm, ngoài yêu cầu này, phải đảm bảo thông gió hiệu quả (nghĩa là phải có khoảng trống ở phía trên). Vì nhiệt độ trong thùng container sẽ rất cao, hơi ẩm trong nông sản bốc hơi và đọng lại trên nóc thùng, tức là nếu không có khoảng trống phía trên thì hơi ẩm sẽ tích tụ lại và từ từ rơi xuống và ngấm vào nông sản, gây nấm, mốc, … thậm chí là điều kiện thích hợp để nảy mầm một cách bất ngờ.
2.5. Bao Jumbo
Loại bao này thường được dùng để đóng gói các loại bột, hạt… với số lượng lớn. Đây là loại túi rất tiện lợi cho việc xếp hàng hóa trên tàu lớn hay cất giữ trong kho, ngoài ra nó cũng rất thích hợp sử dụng cho xe nâng hàng để đóng thùng hay di chuyển hàng hóa.
2.6. Cố định cuộn thép trên xe container
Trước khi xếp cuộn dây vào container tiêu chuẩn, người thi công phải chú ý đến tải trọng tối đa cho phép của sàn container. Nếu trọng lượng của cuộn thép vượt quá tải trọng tối đa cho phép thì chúng ta phải sử dụng container flatrack (container dùng để vận chuyển và vận chuyển hàng hóa, máy móc siêu trường siêu trọng). Cuộn dây có thể được đặt theo hướng “eye to sky”, tức là vòng thép được đặt sao cho vòng tròn hướng lên trên.
Sau đó sử dụng dây tăng đơ chằng hàng của Lashing để cuộn thép, quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Nối hai đai vào các điểm lashing trong container.
- Bước 2: Khóa dây lại bằng bọ.
- Bước 3: Cố định kiện hàng bằng tăng đai để bảo vệ cuộn thép không bị xê dịch trong quá trình di chuyển.
3. Sắp xếp, chằng buộc hàng lên container – xe tải và những vấn đề cần lưu tâm
Thông thường, thùng container và xe tải có thể vận chuyển nhiều hàng hóa, sản phẩm mà không cần bốc dỡ hay đóng gói dọc đường. Thế nên nên sau khi áp dụng phương pháp đóng gói, chằng buộc hàng hóa cần đặc biệt lưu ý để hàng hóa được sắp xếp nhanh chóng và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Dưới đây là những vấn đề cần lưu tâm khi đóng hàng, chằng buộc hàng hóa lên container, xe tải:
- Đơn vị vận chuyển cần đảm bảo chất lượng xe container trước khi tiến hành sắp xếp và chằng buộc hàng hóa lên xe.
- Quá trình sắp xếp hàng hóa cần đảm bảo phân bổ hàng đều trong các khu vực của container để xe được cân bằng.
- Nếu là vận chuyển những hình thức hàng hóa lớn khó phân đều thì nên đặt hàng ở trọng tâm của container.
- Nếu là hàng hóa thông thường thì nên lắp kín và đều hàng hóa, không để có khoảng trống. Việc làm này sẽ tránh được tình trạng hàng hóa bị xê dịch trong quá trình vận tải.
- Khi sắp xếp hàng lên xe, người thi công cân cần nhớ quy tắc: Để hàng nặng ở dưới, hàng nhẹ ở trên; hàng rắn ở dưới, hàng lỏng ở trên.
- Trong quá trình vận tải, hàng hóa trên container rất dễ bị rung lắc nên bên cạnh việc sắp xếp, đơn vị vận chuyển cần sử dụng các công cụ lashing để giảm lực, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
- Một vấn đề cần lưu ý nữa chính là khối lượng hàng hóa tải cần phải bằng hoặc dưới khối lượng cho phép của xe container. Điều này sẽ giúp việc vận chuyển được đảm bảo tốt hơn đồng thời hạn chế được các rủi ro khi qua các chốt kiểm soát.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết và đúng quy cách nhất về cách đóng hàng, chằng buộc buộc thép vào Container – xe tải. Trên thực tế, các phương thức đóng hàng lên container và xe tải sẽ có sự khác biệt cho từng loại hàng hóa nhât định. Do đó, nếu cần được tư vấn nhiều hơn, đừng ngần ngại mà nhấc máy lên gọi cho Lashing nhé!