Lashing chằng buộc hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa giúp đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển bằng container. Dù giữ vai trò quan trọng nhưng hiện nay không phải ai cũng nắm rõ các phương pháp lashing. Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ thông tin tất tật về các phương pháp lashing chằng buộc hàng hóa phổ biến hiện nay. Đồng thời sẽ cung cấp các thông tin liên quan. Mời quý khách hàng cùng theo dõi!
1. Tại sao phải lashing chằng buộc hàng hóa trong vận tải container?
Kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn, rất nhiều loại hình vận chuyển, phương thức vận chuyển khác nhau đã ra đời và đang phục vụ tốt cho nhu cầu vận tải của các doanh nghiệp. Mỗi phương thức với những đặc trưng nhất định sẽ có những yêu cầu khác nhau về phương pháp cố định, chằng buộc hàng hóa.
Đồng thời, trước những yêu cầu về lịch trình và chi phí vận chuyển, các chủ hàng luôn yêu cầu hàng hóa của mình sau quá trình vận chuyển phải được đảm bảo an toàn và hoàn thiện, nhất là đối với hàng hóa nặng, quá khổ. Do đó, các phương pháp chằng buộc hàng hóa lashing đã được triển khai đồng bộ và chuẩn xác trong quá trình vận tải.
1.1. Các trường hợp ứng dụng
- Di dời nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị.
- Dịch vụ khảo sát, tháo gỡ, lắp đặt, máy móc thiết bị di động và cố định.
- Hàng đặc biệt (xe có động cơ, đường ống, thùng phuy, hàng không có điểm đấu nối,…)
- Hàng container đặc biệt (mui trần, khung phẳng,…), hàng siêu trường, siêu trọng và hàng rời.
- Đóng kiện gỗ: Gỗ thưa, pallet gỗ, gỗ kín theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.
- Hàng hóa cuốn bằng màng co nilon hay bọc ép màng nhôm, bỏ bột chống ẩm và hút chân không.
1.2. Lợi ích của phương pháp lashing chằng buộc hàng hóa
- Đảm bảo hàng hóa luôn ở trạng thái an toàn trong quá trình vận chuyển, tránh các trường hợp: Hàng bị xê dịch, hư hỏng, rơi rớt khỏi phương tiện trong quá trình vận chuyển gây nguy hiểm, hư hỏng hàng hóa, kết cấu của phương tiện vận chuyển.
- Giảm chi phí vận chuyển, hư hỏng do tai nạn, góp phần hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh.
- Khắc phục và giảm thiểu rủi ro sự cố trong quá trình vận chuyển đường dài đối với hàng hóa quá khổ.
- Giảm tranh chấp và khiếu nại về hàng hóa với đơn vị nhận hàng.
2. Lashing chằng buộc hàng hóa như thế nào để đảm bảo an toàn suốt chuyến đi?
2.1. Xác định đặc tính của hàng hóa
Yếu tố đầu tiên người vận chuyển cần hiểu rõ chính là đặc tính của hàng hóa. Qua đó có thể lựa chọn dụng cụ buộc dây và thông số kỹ thuật phù hợp. Cụ thể là các yếu tố:
- Kích thước sản phẩm.
- Sự ổn định của hàng hóa khi đặt trên băng tải.
- Đặc điểm bao bì, đặc trưng sản phẩm (có dễ trầy xước, biến dạng, bong tróc ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm hay không).
2.2. Xác định phương thức vận tải
Hiện nay có hai phương thức vận tải chính gồm:
- Phương thức vận chuyển đơn giản chỉ cần buộc hàng hóa một lần tại nơi xếp hàng hóa lên xe.
- Vận tải đa phương thức phức tạp đòi hỏi người vận chuyển phải linh hoạt, ràng buộc hàng hóa nhiều lần tại điểm xuất phát và điểm trung chuyển. Trừ hình thức vận tải hàng không bằng container với các loại hàng hóa chỉ được lashing và chèn lót bên trong container.
3. Các công cụ nào để chằng buộc hàng hóa
Có nhiều loại dụng cụ dùng để buộc hàng nhưng dưới đây là các loại dụng cụ buộc hàng thông dụng nhất. Đặc biệt, chúng thường được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển dụng cụ, thiết bị, hàng kết cấu quá khổ:
- Dây chằng buộc bằng bố: Do khả năng chịu tải kém nên ít được sử dụng.
- Dây đai thép: Dùng cho những hàng hóa có trọng lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, loại công cụ này có độ đàn hồi kém, không linh hoạt và dễ gây thương tích cho người lao động.
- Cáp thép: Dụng cụ có khả năng chịu lực và đàn hồi tốt, nhưng sử dụng cáp théo có thể khiến hàng hóa dễ bị vỡ, móp méo. Đồng thời, hình thức công cụ này cũng không mấy tiện dụng khi phải cố định bằng đầm cóc, khi dỡ hàng phải cắt cáp bằng kìm cộng lực.
- Pa lăng xích: Pa lăng xích là dụng cụ lashing chằng buộc hàng hóa được làm bằng thép có độ bền rất cao. Sản phẩm là lựa chọn hàng đầu để chằng buộc các vật có tải trọng lớn. Tuy nhiên, dụng cụ này có nhiều khuyết điểm như: Cồng kềnh, khó sử dụng, dễ biến dạng, trầy xước đồ vật, giá thành khá cao,…
- Cảo đai cáp vải: Sản phẩm có đặc tính gọn nhẹ rất dễ sử dụng. Đồng thời, cảo đai cáp vải còn có độ ổn định cao hơn khi chằng buộc các vật dụng có bề mặt nhẵn, không gây trầy xước. Tất nhiên, về khả năng chịu tải thì dây cáp vải không thể thay thế dây xích. Do đó, tốt nhất người vận chuyển nên sử dụng sản phẩm để buộc hàng hóa quá khổ để đảm bảo không bị trầy xước và có trọng tải nhẹ. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã tạo ra những loại cảo đai cáp vải với sợi rất chắc, có độ bền cao hơn mang lại nhiều ưu điểm khi sử dụng. Tuy nhiên giá thành lại là một vấn đề khiến sản phẩm không thể cạnh tranh được với những loại cáp vải rẻ hơn nhiều lần.
4. 04 cách Lashing chằng buộc container cơ bản
4.1. Top over lashing – chằng buộc ép xuống
Top over lashing làm cho hàng hóa bị ép xuống và bị giữ bởi ma sát. Phương pháp này dễ làm và không cần nhiều vật tư. Đơn giản chỉ cần sử dụng dây buộc hàng hóa, bắt đầu từ một bên và đi qua phần trên đầu gói hàng và kết thúc ở bên kia.
Phương pháp này yêu cầu một mặt sau bằng gỗ để hàng hóa sẽ không di chuyển theo chiều dọc và chiều ngang. Top over lashing sở hữu nhiều ưu điểm về cách thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều bất cập. Chẳng hạn như việc nén hàng hóa với áp suất quá lớn có thể sẽ phá hủy thùng hàng và làm hỏng sản phẩm bên trong.
4.2. Spring lashing – không có điểm chằng buộc
Đối với phương pháp Spring lashing, người thi công sẽ sử dụng đế pallet hoặc công cụ chằng buộc làm điểm buộc tạm thời. Phương pháp này ngăn không cho gói hàng di chuyển và tạo ra ma sát, giúp giữ vật phẩm ở vị trí cố định bên trong container.
4.3. Loop lashing – chằng buộc vòng
Bên cạnh Top over lashing và Spring lashing thì Loop lashing cũng là một phương pháp chằng buộc phổ biến hiện nay. Cụ thể, đây là cách ngăn hàng hóa di chuyển theo chiều ngang trong container. Sản phẩm dây chằng (có thể là một sợi dây tổng hợp có độ bền cao) bắt đầu từ một điểm ở bên cạnh, đi vòng quanh đầu và kết thúc tại điểm xuất phát.
Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa vận chuyển bằng container. Loop Lashing buộc chặt vòng không chỉ ngăn hàng hóa di chuyển sang thành thùng mà còn tạo ra lực ép làm tăng ma sát.
4.4. Straight lashing – chằng buộc trực tiếp
Đối với kiện hàng container có điểm cố định, thao tác lashing chằng buộc hàng hóa rất dễ dàng. Tùy thuộc vào không gian buộc cáp, người thi công có thể sử dụng dây đai thẳng (như polyester chịu lực) để duỗi thẳng hoặc dây đai chéo.
Doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp để ràng buộc container tùy theo điều kiện thực tế. Nguyên tắc chính vẫn là hàng hóa không được di chuyển, đảm bảo an toàn và không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do hầu hết các loại hàng hóa thường nặng nên đơn vị cần đầu tư dây đeo chằng buộc chất lượng cao.
Đến đây thì chắc hẳn bạn đã nắm được thông tin về các phương pháp lashing chằng buộc hàng hóa rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn. Nếu còn lăn tăn về vấn đề này, hãy nhấc điện thoại lên và gọi vào số điện thoại hotline. Đội ngũ nhân viên tư vấn hoạt động 24/7 sẵn sàng phục vụ quý khách!